Cái tên Phượng Hoàng cổ trấn chắc không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt với những ai yêu thích du lịch thì đây là vùng đất mà họ luôn mách với bạn bè của mình là phải đến ít nhất một lần trong đời. Cảnh đẹp, đồ ăn ngon là chưa đủ để nói về mảnh đất này vì những giá trị văn hóa, phong tục của người Miêu ở nơi đây cũng là một nét tuyệt vời mà du khách cần phải trải nghiệm, khám phá.

Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tự túc để làm gì?

Khám phá văn hóa người Miêu tại tiên cảnh Phượng Hoàng cổ trấn

Người dân sống trong tiên cảnh

Có thể nói, phải may mắn lắm mới có duyên là một người con của mảnh đất này, là mội phần làm nên hồn cốt nơi đây bởi Phượng Hoàng cổ trấn chẳng phải là một địa điểm có thể gặp lại ở nơi nào khác trên giới.

Nằm ở phía tây của tỉnh Hồ Nam, Phượng Hoàng cổ trấn sở hữu nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp mê lòng người với sông nước hữu tình, núi non hùng vĩ, không khí thanh mát, cây cối tốt tươi. Cái tên Phượng Hoàng xuất phát từ một truyền thuyết nọ. Người ta kể rằng ngày xưa, có hai con chim phượng hoàng đã bày qua nơi đây, do cảnh sắc mỹ miều nên chúng chỉ lượn bay ở đó mà không muốn rời đi. Tên đã hay, đất đã đẹp, câu chuyện truyền thuyết đó càng khiến cho vùng cổ trấn này thêm ảo diệu, thơ mộng và hút hồn người ta hơn.

Phố-cổ-ở-Phượng-Hoàng-Cổ-Trấn
Phố-cổ-ở-Phượng-Hoàng-Cổ-Trấn

Giữa một đại lục phát triển mạnh mẽ, hiện đại và xô bồ, “viên ngọc” Phượng Hoàng cổ trấn càng thêm sáng khi nó vẫn giữ được không gian cổ kính, huyền bí, nguyên sơ. Sườn núi được bao quanh bởi những hàng cây xanh tốt, những cánh đồng mang sắc lục và cả một dòng Đà Giang cũng màu sức sống ấy khi con sông in hình bóng cây dáng núi. Những cây cầu bắc qua sông, những ngôi nhà gỗ dọc hai bên bờ mang kiến trúc cổ kính rất Trung Hoa sẽ khiến bạn như lạc vào dòng thời gian của một hoài niệm gần gũi và đẹp đẽ đến lạ thường. Phượng Hoàng cổ trấn đã còn lung linh huyền ảo khi màn đêm khẽ buông và cả vùng đất giăng đèn, khi sự mờ ảo ôm lấy từng ánh nhìn bởi sương khói của sáng sớm tinh mơ hay những hạt nước nhỏ sau cơn mưa.

Cổ trấn này mùa nào cũng đẹp, nhưng mùa đẹp nhất để ta đến thăm là từ tháng 7 đến tháng 9. Khi đó tiết trời không quá oi ả hay lạnh giá mà thanh mát, dễ chịu vô cùng.

Người Miêu

Một đặc điểm dân cư ở vùng đất tuyệt vời này là sự pha trộn cơ cấu dân cư cũng như là nơi cư trú của bộ phận người thiểu số, nhiều nhất vẫn là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi.

Bước chân đến đây, hẳn nhiều người không còn xa lạ với hình ảnh những người con trai, con gái trong bôn trang phục dân tộc màu xanh dương và đỏ. đầu đội mũ bạc, xuất hiện trong những bức thiệp, tấm hình dự lịch về thị trấn cổ này. Họ chính là người Miêu, dân tộc chiếm đễn một nửa dân số ở Phượng Hoàng cổ trấn.

Ở Trung Quốc, người Miêu là dân tộc thiểu số đông thứ 5 trong danh sách 55 dân tộc thiểu số của quốc gia này với 9,426 triệu người (năm 2010). Từ “Mi êu” không phải là một pháo đánh khoa học dùng để chỉ một tộc người mà chỉ là một từ Hán.

Người Miêu
Người Miêu

Người Miêu ở Trung Quốc bao gồm 5 tộc khác nhau là người H’mông, Hmub, Xong và A-Hmao đã được chia thành hai nhóm là Miêu Thuần và Dã Miêu. Người Miêu thuần là người Miêu đã định cư ở vùng đồng bằng và sống hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Trong khi đó, giống người dám yêu lại sinh sống ở những vùng núi non hiểm trở, duy trì những nét văn hóa và lối sống vô cùng khác biệt với người Hán hoặc những người dân tộc thiểu số khác sinh sống ở các thành thị trung tâm.

Tại Phượng Hoàng cổ trấn, người Miêu thuộc nhóm người Dã Miêu, do đó họ có ý thức rất rõ về bảo tồn thiên nhiên và những giá trị văn hóa của dân tộc. Cùng với sự nổi tiếng và thu hút khách du lịch của Phượng Hoàng cổ trấn, người Miêu ở đây đã được tiếp xúc không chỉ với văn hóa người Hán mà còn với nhiều văn hóa khác theo dòng dịch chuyển của những người khám phá từ vùng khác đến. Dù vậy thì người người Miêu ở đây vẫn giữ được cái hồn cốt tinh túy, những nét đẹp truyền thống mà cha ông để lại tạo thành một nét đặc sản riêng không hoà lẫn ở bất kỳ một nơi nào khác. Vì vậy, nếu đến đây mà du khách chưa tìm hiểu về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt cũng như đặc sản của người Miêu thì quả là một thiếu sót lớn!

Trang phục độc đáo

Thông thường, người Miêu dùng vải thô để Mai lên trang phục rồi sử dụng những họa tiết truyền thống ảnh để trang trí cho sản phẩm của mình. Vải vóc may quần áo thường có màu xanh lá cây đậm hoặc xanh lam, và được thêu lên bằng chị nhiều màu như đỏ, cảm, vàng, trắng và tím. Có tới hơn 40 loại hình mẫu thêu cơ bản trên trang phục của người Miêu, một số hình nổi bất trong đó gồm hóa Xà Bì hồng, hóa mào gà, hóa đào, hóa tre…

Trang phục của người Miêu trở nên lộng lẫy hơn với những trang sức bằng bạc nổi bật. Những chiếc mũ miệng đồ sộ với cặp sừng công, đính các bông hoa mộc lan đang nở rộ, các miện bạc đúc hình rồng, hình phượng hoàng với chỉ đỏ đính các mảnh bạc chạm khắc hoa lá quanh viền chính là niềm tự hào của người Miêu. Vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, miếng hộ tâm… cũng là những trang sức bằng bạc mà người Miêu rất sẵn lòng phô ra với khách tham quan.

Trang phục người Miêu
Trang phục người Miêu

Ngày nay, các cô gái người Miêu ở Phượng Hoàng cổ trấn thường mặc áo ngắn cổ, tròn rộng với vai áo được thêu đơn giản, quần ống loe với viền thẻu, đeo băng đô ngang trán thêu hoa và viền bạc. Đàn ông người Miêu ở đây thi lại mặc áo có hạt giống người Mãn Chu và có hình thêu.

Khi nhắc đến trang phục của các cô gái người Miêu tại Phượng Hoàng cổ trấn thì không thể không nhắc đến tạp dề. Nữ giới ở đây chuộng tạp dề èo cao để có thể giúp họ tránh làm bẩn quần áo khi lao động. Các loại tạp dề tình xảo hơn được mặc trong những dịp lễ quan trọng, khi đón tiếp khách hoặc khí tới nhà thăm người khác, chủ yếu để khoe tài nữ công trong việc thêu thùa của người mặc.

Đến đây, không khó để du khách có thể thuê một bộ trang phục dân tộc người Miêu với giá chỉ khoảng 10 NDT (khoảng 35.000đ). Chúng bao gồm áo ngắn tay, váy dài, tạo dề ngắn, một mũ miện bằng bạc và một vòng kiềng hộ tâm đeo trước cổ. Đơn giản hơn, đi khách có thể mua các vòng hoa đội đầu để chụp ảnh với giá từ 15.000đ.

Kiến trúc “lạ”

Theo phong tục của người Miêu thì mỗi một dòng họ trong tộc người Miêu lại tự thành lập một ngôi làng riêng. các dòng họ xây dựng những ngôi làng tách biệt nhau và chúng được làm bằng gỗ. Phong cách xây dựng của người Miêu khá đa dạng và linh hoạt để phù hợp với địa hình của Phượng Hoàng cổ trấn.

Nhà thường là nhà gỗ xây trên các cột trụ cao và có tên gọi là Điếu Cước Lâu. Vì được xây ở các khu vực có địa hình dốc, cạnh sông nước nên người Miêu khi xây nhà sẽ san bằng phần móng nhà, sau đó dùng các cột trụ chống ở bên dưới để đỡ các phần của căn nhà nhô ra khỏi phần móng bằng phẳng đó.

Kiến trúc Phượng Hoàng Cổ Trấn
Kiến trúc Phượng Hoàng Cổ Trấn

Mỗi căn nhà sẽ có ba tầng, tầng một là khoảng đất được ngăn với tầng hai bằng các cột nhà sẽ là nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tầng hai là tầng sinh hoạt chung của cả gia đình còn tầng ba là kho lưu trữ lương thực và thóc gạo. Những mái được làm hình vòm, bên ngoài được trang trí với những họa tiết hoa lá.

Xuôi theo dòng Đà Giang, du khách có thể chiêm ngưỡng những ngôi nhà của người Miêu và cả người Thổ Giá, những nét kiến trúc đặc biệt không nhầm lẫn được ở bất kỳ đâu trên thế giới. Dãy các ngôi nhà này có một cái tên ngộ nghĩnh là Lầu Miêu Miêu và đã có tuổi đời hơn 1300 năm. Thực tế, du khách không hề mất tiền khi vào Phượng Hoàng Cổ Trấn. Vé tham quan với giá chung 148 NDT chỉ dùng để tham quan các điểm chính trong trấn như nhà cũ của Thẩm Tòng

Văn, Đông Môn Thành Lầu, Từ đường Dương gia,… Còn du khách có thể tự do đi lại giữa các phố phường của cổ thành và chụp ảnh. Nếu muốn ngồi thuyền dọc sông để ngắm cảnh, du khách có thể trực tiếp thuê thuyền tại bến và trả giá với lái đò. Giá cả đi thuyền du ngoạn sẽ rơi vào khoảng 30-40 NDT/ khách lẻ.

Ẩm thực của người Miêu hấp dẫn ra sao?

Đến với mỗi vùng đất thì ẩm thực luôn là thứ khiến ta nhớ mãi. Tại Phượng Hoàng cổ trấn, đặc sắc ẩm thực với những món đơn giản mà ngon đến lạ sẽ khiến du khách nhớ mãi về văn hóa nơi đây.

Súp dưa muốn đậu phụ

Đây là món ăn đặc trưng nhất không chỉ của người Miêu mà còn của người dân ở Phượng Hoàng nói chung. Các loại rau củ như củ cải, lá củ cải, bắp cải sẽ được phơi khô trong hai ngày rồi muối với nước cơm và men chua trong một ngày. Các loại dưa muối thường được ăn kèm với sốt tương ớt đỏ hoặc dùng để nấu thành súp.

Đậu-hũ-thối-ở-Cổ-Trấn-2
Đậu-hũ-thối-ở-Cổ-Trấn-2

Khi nấu súp, người ta sẽ dùng các loại dưa muối, đậu phụ cùng củ hẹ, ớt đỏ và gia vị. Cái ánh vàng của dưa muối đọng trên những miếng đậu và hoà tan trong miệng trong những vị rất đặc trưng của món ăn này sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho thực khách.

Cá muối

Sống trong vùng thời tiết khá khắc nghiệt, mùa lạnh có thể nhiệt độ âm, người Miêu luôn nghĩ cách để bảo quản thực phẩm và chế biến những món ăn có thể để được thời gian dài. Và cá muối là một trong số các món ăn đó.

Loại cá được sử dụng để làm món cá muối là cá trích. Loại cá này được nuôi ở trong những ruộng lúa nước. Sau khi thu hoạch xong người ta sẽ tát nước để bắt cá, chế biến thành món ăn lưu trữ lâu dài. Sau khi làm sạch cá người Miêu sẽ ướp cá với muối, tiêu và một loại nước sốt đặc biệt trong 3 ngày. Tiếp theo, họ sẽ cho thêm thêm bột gạo nếp, bột ngô vào cá ướp trong vòng một tháng nữa.

Cá trích muối có vị đặc trưng với phần thịt và phần xương ăn rất ngọt. Cà muối có thể được dùng luôn với cơm hoặc với xôi, bạn cũng có thể dùng chúng để nấu với rau củ truyền thống nơi đây.

Các lễ hội

Mỗi năm, thị trấn cổ Phượng Hoàng có hai lần náo nhiệt nhất, đó là vào những lễ hội của người Miêu.

Lễ hội Khiêu Hoa

Được tổ chức lần đầu từ năm thứ 15 của vua Càn Long (1750), tới nay lễ hội Khiêu Hoa (Tiaohua hoặc Tiao Hua Po) đã tổ chức được 67 lần. Vào ngày này, người Miêu sẽ cùng tập trung để ăn mừng ngày thứ 5 của tháng 2 âm lịch. Tuy nhiên thời gian chính thức của lễ hội tại từng vùng cũng có thể sẽ khác nhau. Lễ Khiêu Hoa thường được tổ chức vào tháng 5 dương lịch hàng năm tại Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Các hoạt động truyền thống của người yêu được tổ chức trong dịp lễ hội này như lễ tế trời, múa sạp, chọi trâu, đua ngựa, đấu vật, bắn tên, diễu hành, đặc biệt không thể thiếu được những tiết mục múa trên nền nhạc truyền thống.

Bên cạnh đó du khách cũng có thể chiêm ngưỡng lễ hội thành hôn truyền thống của người Miêu bằng việc đến bên bờ sông Đà Giang để ngắm những chiếc thuyền hoa đang trở tân lang và tân nương. Hay chiêm ngưỡng những vũ khúc dân tộc xinh đẹp khi tới trấn Sơn Giang cách Phượng Hoàng khoảng 20 km.

Hội đua thuyền Rồng

le-hoi-dua-thuyen-phuong-hoang-co-tran
le-hoi-dua-thuyen-phuong-hoang-co-tran

Điều đặc biệt của hội đua thuyền rồng nơi đây là các tay đua thuyền sẽ phải chèo thuyền vừa đứng trong khi còn thấy một chặng đua dài 400 m trong vòng 2 phút. Đua thuyền Rồng là một hoạt động truyền thống diễn ra vào tháng 6 hàng năm tại Phượng Hoàng Cổ Trấn với sự tham gia của người Miêu sinh sống trong trấn cũng như từ các bản làng gần đó.

Sau cuộc đua thuyền, ban tổ chức lễ hội còn mở thêm một cuộc thi bơi lội và bắt vịt trên sông để tăng thêm sự hấp dẫn cho người tham dự.

Để quan sát lễ hội đua thuyền Rồng, du khách có thể đứng ở ven bờ sông Đà Giang hoặc ngồi trên ban công của những căn nhà Điếu Cước Lâu ven sông để có tầm nhìn tốt nhất để theo dõi cuộc đua.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here